Lịch tiết khí: Các mùa và 24 tiết khí trong năm
Mỗi năm có bốn mùa và hai mươi tư tiết khí, một mùa tương ứng với 6 tiết khí. Mỗi tiết khí kéo dài khoảng 15 ngày, tức khoảng nửa tháng. Như vậy 24 tiết khí tương ứng với 12 tháng trong năm (12 x 2 = 24). Lịch tiết khí được xây dựng bằng cách xác định các vị trí trên quỹ đạo của trái đất quanh mặt trời (kinh độ mặt trời). Kinh độ 0 (360) ứng với tiết Xuân phân, chính giữa mùa xuân.
Lịch tiết khí không phải Dương lịch, tuy 2 loại lịch này có sự tương đồng về thời gian (do đều tính bằng các vị trí trên quỹ đạo mặt trời).
Lịch tiết khí cũng không phải Âm lịch, tuy 2 loại lịch đều là phát minh của phương Đông (Trung Quốc). Trên thực tế, lịch tiết khí và âm lịch khác nhau hoàn toàn, do một lịch tính theo mặt trời, lịch kia thì tính theo mặt trăng.
Danh sách 24 tiết khí
Danh sách 24 tiết khí theo thứ tự trong năm, bắt đầu từ tiết Lập xuân (tiết đầu tiên của mùa xuân) và kết thúc ở tiết Đại hàn (tiết cuối cùng của mùa đông), được liệt kê trong bảng dưới đây.
Lưu ý: Ngày bắt đầu của từng tiết khí có thể chênh lệch 01 (một) ngày theo các năm khác nhau. Để biết chính xác ngày chuyển tiết của từng tiết khí trong năm hiện tại, bạn tra cứu trong lịch vạn niên. Ngày tháng ghi ở đây là dương lịch, vì lịch tiết khí được tính toán theo kinh độ mặt trời, như đã nói ở trên.
- Lập xuân
Từ ngày 4/2
- Vũ thủy
Từ ngày 18/2
- Kinh trập
Từ ngày 5/3
- Xuân phân
Từ ngày 20/3
- Thanh minh
Từ ngày 4/4
- Cốc vũ
Từ ngày 20/4
- Lập hạ
Từ ngày 5/5
- Tiểu mãn
Từ ngày 21/5
- Mang chủng
Từ ngày 5/6
- Hạ chí
Từ ngày 21/6
- Tiểu thử
Từ ngày 7/7
- Đại thử
Từ ngày 22/7
- Lập thu
Từ ngày 7/8
- Xử thử
Từ ngày 23/8
- Bạch lộ
Từ ngày 7/9
- Thu phân
Từ ngày 23/9
- Hàn lộ
Từ ngày 8/10
- Sương giáng
Từ ngày 23/10
- Lập đông
Từ ngày 7/11
- Tiểu tuyết
Từ ngày 22/11
- Đại tuyết
Từ ngày 7/12
- Đông chí
Từ ngày 21/12
- Tiểu hàn
Từ ngày 5/1
- Đại hàn
Từ ngày 20/1
Hết tiết Đại hàn lại quay về tiết Lập xuân, cứ như vậy tạo thành một năm tiết khí với bốn mùa Xuân - Hạ - Thu - Đông.
Mùa xuân
Mùa xuân bắt đầu tại thời điểm kinh độ mặt trời ở vị trí 315 độ, tức thời điểm chuyển tiết Lập xuân.
Lập xuân1
Tiết đầu xuân.
Kinh độ mặt trời: 315°.
Vũ thủy2
Tiết đầu xuân, mưa ẩm.
Kinh độ mặt trời: 330°.
Kinh trập3
Tiết giữa xuân, sâu bọ tỉnh giấc.
Kinh độ mặt trời: 345°.
Xuân phân4
Tiết giữa xuân.
Kinh độ mặt trời: 0°.
Thanh minh5
Tiết cuối xuân, thời tiết trong sáng.
Kinh độ mặt trời: 15°.
Cốc vũ6
Tiết cuối xuân, mưa rào.
Kinh độ mặt trời: 30°.
Mùa hạ
Mùa hạ bắt đầu tại thời điểm kinh độ mặt trời ở vị trí 45 độ, tức thời điểm chuyển tiết Lập hạ.
Lập hạ1
Tiết đầu hè.
Kinh độ mặt trời: 45°.
Tiểu mãn2
Tiết đầu hè, có lũ nhỏ.
Kinh độ mặt trời: 60°.
Mang chủng3
Tiết giữa hè, ngũ cốc trổ bông.
Kinh độ mặt trời: 75°.
Hạ chí4
Tiết giữa hè.
Kinh độ mặt trời: 90°.
Tiểu thử5
Tiết cuối hè, nóng nhẹ.
Kinh độ mặt trời: 105°.
Đại thử6
Tiết cuối hè, nắng gắt, oi bức.
Kinh độ mặt trời: 120°.
Mùa thu
Mùa thu bắt đầu tại thời điểm kinh độ mặt trời ở vị trí 135 độ, tức thời điểm chuyển tiết Lập thu.
Lập thu1
Tiết đầu thu.
Kinh độ mặt trời: 135°.
Xử thử2
Tiết đầu thu, mưa ngâu.
Kinh độ mặt trời: 150°.
Bạch lộ3
Tiết giữa thu, nắng nhạt.
Kinh độ mặt trời: 165°.
Thu phân4
Tiết giữa thu.
Kinh độ mặt trời: 180°.
Hàn lộ5
Tiết cuối thu, thời tiết mát mẻ.
Kinh độ mặt trời: 195°.
Sương giáng6
Tiết cuối thu, có sương mù.
Kinh độ mặt trời: 210°.
Mùa đông
Mùa đông bắt đầu tại thời điểm kinh độ mặt trời ở vị trí 225 độ, tức thời điểm chuyển tiết Lập đông.
Lập đông1
Tiết đầu đông.
Kinh độ mặt trời: 225°.
Tiểu tuyết2
Tiết đầu đông.
Kinh độ mặt trời: 240°.
Đại tuyết3
Tiết giữa đông.
Kinh độ mặt trời: 255°.
Đông chí4
Tiết giữa đông.
Kinh độ mặt trời: 270°.
Tiểu hàn5
Tiết cuối đông, rét nhẹ.
Kinh độ mặt trời: 285°.
Đại hàn6
Tiết cuối đông, rét đậm.
Kinh độ mặt trời: 300°.