Ngày vía Quan Âm

Hàng năm có 3 ngày vía Quan Âm, cũng gọi là vía Mẹ Quan Âm:

Ngày vía Quan Âm

Quan Âm, Mẹ Quan Âm hay Phật Bà Quan Âm, tức Bồ tát Quán Thế Âm, là Đức Bồ tát được biết đến nhiều nhất trong 4 vị Đại Bồ tát của Phật giáo tại Việt Nam. Đức Quán Thế Âm được xem là biểu tượng cao cả của sự bình yên, thanh tịnh và đức từ bi, độ lượng.

Vào ngày vía Quán Thế Âm, các Phật tử thường sửa soạn lễ cúng để bày tỏ lòng thành kính, biết ơn và mong cầu được Phật Bà phù hộ. Mâm cúng chỉ nên đơn sơ, bao gồm một số món ăn chay, hoa quả tươi, nước tinh khiết.

Quan Âm Bồ Tát

Trích từ Wikipedia:

Quan Âm (觀音, nguyên là Quán Thế Âm nhưng do tránh chữ Thế trong tên nhà vua Đường là Lý Thế Dân nên gọi là Quan Âm hoặc Quán Âm) là tên của một vị Bồ tát tên là Quán Thế Âm Bồ Tát (觀世音菩薩/avalokiteśvara) tại các nước như Việt Nam, Trung Hoa, Triều Tiên, Nhật Bản và các nước lân cận. Các Phật tử Trung Hoa thường thờ cúng bốn vị Đại Bồ Tát của Phật giáo Trung Hoa, gồm Quan Âm cùng các vị Bồ Tát Phổ Hiền (普賢/samantabhadra), Địa Tạng (地藏/kṣitigarbha) và Văn-thù-sư-lợi (文殊師利/mañjuśrī). Ở Việt Nam, việc thờ phượng Quan Âm thường thấy là dựng pho tượng lớn ngoài trời với hình tượng Quan Âm đứng trên tòa sen gọi là Đài Quan Âm hay Quan Âm lộ thiên, thờ trong một không gian nhỏ hơn ở ngoài sân gọi là Quan Âm các, và thờ trong nhà, có ban thờ gọi là Điện Quan Âm. Trong thế giới Quan Âm gồm có Quan Âm Nam Hải và Quan Âm Diệu Thiện.

Bồ Tát Quan Âm thường được nhắc tới bên cạnh Phật A-di-đà (tiếng Phạn amitābha) trong kinh Diệu pháp liên hoa, phẩm 25 với tên Phổ môn, các công hạnh của Bồ Tát trình bày rõ ràng và tán thán. Tại Trung Hoa và Việt Nam, Quan Âm thường được diễn tả dưới dạng nữ nhân. Quan Âm hiện thân trong mọi hình dạng để cứu độ chúng sinh, nhất là trong các nạn lửa, nước, quỷ dữ và đao kiếm. Phụ nữ không con cũng hay cầu Quan Âm. Quan Âm cũng hay được nhắc tới bên cạnh Phật A-di-đà (sa. amitābha) và trong kinh Diệu pháp liên hoa, phẩm 25 với tên Phổ môn, các công hạnh của Bồ Tát trình bày rõ ràng và tán thán. Tại Trung Hoa và Việt Nam, Quan Âm thường được diễn tả dưới dạng nữ nhân.

Có rất nhiều huyền thoại về Bồ Tát Quan Âm. Theo một huyền thoại Trung Hoa thì Quan Âm là con gái thứ ba của một nhà vua tên là Diệu Thiện. Lớn lên, dù bị vua cha ngăn cản nhưng công chúa vẫn quyết đi tu. Cuối cùng vua nổi giận, sai đem giết nàng. Diêm vương đưa nàng vào địa ngục, ở đó công chúa biến địa ngục thành Tịnh độ, cứu giúp người hoạn nạn. Diêm Vương thả nàng ra, sau đó nàng tái sinh trên núi Phổ-đà ở biển Đông và trở thành người cứu độ cho ngư dân. Đến khi vua cha bị bệnh nặng, nàng cắt thịt đắp lên chỗ bệnh. Nhà vua khỏi bệnh và nhớ ơn, cho tạc tượng nàng. Tương truyền rằng, vì hiểu lầm ý của nhà vua mà người ta tạc nên bức tượng nghìn tay nghìn mắt, được lưu truyền đến ngày nay.

Tranh tượng thường trình bày Quan Âm dưới nhiều dạng khác nhau, nhưng phổ biến nhất là dạng một vị Bồ Tát nghìn tay nghìn mắt. Có khi Quan Âm ẵm trên tay một đứa bé, có khi một đồng tử theo hầu. Người ta cũng hay vẽ Quan Âm hiện trong mây, hoặc cưỡi rồng trên thác nước. Hình ảnh Quan Âm đứng trên một hải đảo hay trên con cá voi để cứu người bị nạn cũng phổ biến trong nghệ thuật, biển cả tượng trưng cho Luân hồi. Tay Quan Âm thường cầm hoa sen hay bình nước Cam lồ. Quan Âm bồ tát cũng chính là Từ Hàng đạo nhân trong Phong thần diễn nghĩa. Ở Việt Nam, Nguyên phi Ỷ Lan được nhân dân gọi là Quan Âm Nữ, thờ ở Chùa Bà Tấm.

Copy và dán vào ứng dụng bạn muốn chia sẻ: